Cách nặn mụn an toàn không để lại sẹo

Nặn mụn là phương pháp được nhiều người áp dụng để loại bỏ nhân mụn. Tuy nhiên, nếu không biết nặn mụn an toàn và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến da. Hãy cùng Diễm Quỳnh Cosmetics tìm hiểu về việc có nên nặn mụn không và cách để nặn mụn an toàn, hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.

1. Các loại mụn xuất hiện phổ biến trên da

Tuy có nhiều loại mụn có thể xuất hiện trên da, nhưng dưới đây là 3 loại mụn mà bạn sẽ thường xuyên gặp phải nhất:

  • Mụn đầu trắng: Hình thành khi lỗ chân lông bị bít tắc bởi tế bào chết và dầu nhờn, nhưng bề mặt của mụn bị bao phủ bởi một lớp mỏng của da. Điều này ngăn nhân mụn tiếp xúc trực tiếp với không khí và làm cho đầu mụn có màu trắng hoặc ngả vàng.
  • Mụn đầu đen: Có sự hình thành tương tự như mụn đầu trắng, nhưng nhân mụn bị oxy hóa do tiếp xúc trực tiếp với không khí, nên đầu mụn trở thành màu đen và cứng hơn, khó nặn hơn so với mụn đầu trắng.
  • Mụn mủ: Hay còn gọi là mụn bọc, mụn viêm. Là những vết mụn sâu và khó lấy ra hơn. Chúng thường có màu đỏ và ở phần đỉnh mụn có một lớp màu vàng hoặc trắng. Mụn mủ có thể do dị ứng, nội tiết tố, vi khuẩn, viêm hoặc các tình trạng khác của da.

2. Nặn mụn có tốt không?

Các chuyên gia da liễu thì bạn không nên tự ý nặn mụn vì sẽ đem lại các hậu quả không tốt như:

  • Nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn: Nếu bạn nặn mụn quá nhiều hay không đúng cách, có nguy cơ gây tổn thương cho da mặt và để lại sẹo vĩnh viễn, khó điều trị. 
  • Nhiễm trùng và tạo ổ mụn viêm lớn hơn: Nặn mụn khiến vi khuẩn lây lan sang các lỗ chân lông và nang lông khác. Điều này tạo ra những ổ mụn viêm lớn hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tắc nghẽn lỗ chân lông và gây viêm da: Nặn mụn không đúng cách có thể đẩy các nhân mụn xuống sâu hơn hoặc làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến việc tạo ra nhiều mụn mới và gây viêm nhiễm da.
  • Ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây cảm giác đau rát: Vùng mặt có nhiều dây thần kinh, việc nặn mụn nhiều sẽ làm tổn thương các dây thần kinh này và gây cảm giác đau rát.
Nặn mụn có nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn
Nặn mụn có nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn

3. Bạn có nên tự nặn mụn không?

Các bác sĩ và bác sĩ da liễu không khuyến khích bạn tự nặn mụn, đây là biện pháp cuối cùng, bạn nên tránh bất cứ lúc nào có thể. Có một số loại mụn mà bạn có thể tự nặn tại nhà mà ít gây nguy hiểm nhưng cũng có một số loại mà bạn tuyệt đối không được tự nặn như sau:

3.1. Mụn có thể tự nặn tại nhà

  • Mụn đầu đen: Mụn đầu đen thường có một lỗ ở trung tâm và có màu đen do dầu bị oxy hóa. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic để làm mềm mụn trước khi nặn. Sau đó, sử dụng dụng cụ để nặn mụn.
  • Mụn đầu trắng: Trước khi nặn, bạn nên rửa sạch tay và sử dụng cồn khử trùng để làm sạch vùng da bị mụn. Sau đó, dùng dụng cụ nặn mụn để lấy nhân mụn triệt để.

3.2. Mụn không nên tự nặn

  • Mụn mủ: Mụn mủ thường có đỉnh mụn màu trắng hoặc vàng. Nặn mụn mủ có thể làm lây lan sang vùng da xung quanh và gây nhiễm trùng. 
  • Mụn u nang viêm: Mụn u nang viêm là loại mụn sưng to, đỏ và đau. Nặn mụn này có thể làm tổn thương da sâu bên trong và để lại sẹo. Vì vậy, bạn cần sự tư vấn từ bác sĩ da liễu để được điều trị mụn u nang viêm một cách an toàn.
  • Mụn trứng cá: Là tình trạng viêm nang lông tuyến bã, bị tổn thương da do tăng tiết chất bã nhờn, đọng lại ở các lỗ chân lông. Mụn trứng cá nằm sâu trong lỗ chân lông, nếu nặn mụn không đúng cách sẽ dễ bị nhiễm trùng da, để lại sẹo.
Bạn không nên nặn mụn mủ, mụn viêm,... tại nhà
Bạn không nên nặn mụn mủ, mụn viêm,… tại nhà

4. Cách nặn mụn an toàn tránh để lại sẹo

Cách an toàn nhất để loại bỏ mụn là đợi nó ra. Mụn bao quanh vi khuẩn bị mắc kẹt trong các lớp da của bạn. Việc nặn chúng sẽ giải phóng vi khuẩn đó lên mặt bạn. Làn da của bạn biết cách chữa lành mụn tốt hơn chính bạn.

Nếu bạn quyết định tự nặn mụn, hãy làm theo một số nguyễn tắc để bảo đảm an toàn cho làn da của bạn như sau:

4.1. Cách lấy mụn đầu trắng

Dưới đây là một số điểm quan trọng khi nặn mụn đầu trắng:

  • Vệ sinh tay và da mặt: Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây trước khi tiến hành nặn mụn. Rửa cẩn thận cả da mặt để loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết: Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết chứa AHA hoặc BHA giúp làm mềm da và loại bỏ tế bào chết, làm cho mụn dễ nặn hơn.
  • Khử trùng đúng cách: Sử dụng cồn y tế để khử trùng kim hoặc que nặn trước khi tiến hành, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Nặn nhẹ nhàng: Chỉ dùng áp lực nhẹ khi nặn mụn để tránh tổn thương da, không nên nặn quá mạnh.
  • Ngừng lại khi nặn không thành công: Nếu bạn đã cố gắng nặn mụn mà không thành công, hãy dừng lại bởi vì mụn có thể chưa “chín” để nặn.
  • Tránh sử dụng móng tay: Không nên sử dụng móng tay để nặn mụn vì điều này có thể gây tổn thương và tạo vết thương trên bề mặt da.
  • Không nên nặn mụn quá nhiều: Hạn chế nặn mụn và chỉ nên làm điều này khi cần thiết, tránh nặn mụn quá nhiều để không làm da bị tổn thương.

4.2. Cách lấy mụn đầu đen

Mụn đầu đen khá “cứng đầu” và khó xử lý, vì thế bạn có thể làm theo các bước sau đây để thực hiện nặn mụn đầu đen một cách an toàn:

  • Bước 1: Rửa tay là bước đầu tiên và quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng da. Sau đó, đeo găng tay để tiến hành nặn mụn đầu đen.
  • Bước 2: Sử dụng các ngón tay để áp lực nhẹ xung quanh nốt mụn. Trong quá trình này, bạn nên sử dụng khăn giấy hoặc gạc sạch để làm sạch vùng mụn, ngăn vi khuẩn lây lan qua tay. 
  • Bước 3: Nặn mụn đầu đen cho đến khi nhân mụn bị loại bỏ hoàn toàn. Nếu bạn không thể loại bỏ hết nhân mụn, hãy đợi một thời gian để da phục hồi trước khi thử lại.
  • Bước 4: Sau khi đã nặn mụn đầu đen, hãy làm sạch da bằng cách sử dụng nước hoa hồng hoặc toner. Điều này giúp ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại và làm dịu da, cũng như loại bỏ bã nhờn trong lỗ chân lông.

Lưu ý: Tránh nặn mụn đen ở các vùng nhạy cảm như mắt, miệng hoặc vùng bên dưới mắt.

Việc tự nặn mụn cần phải được thực hiện cẩn thận, vệ sinh và nặn đúng cách để tránh tổn thương da và nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp bạn có mụn lớn, đau hoặc không chắc chắn về cách xử lý, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu. Tránh tự ý nặn mụn để tình trạng da trở nên nghiêm trọng hoặc khó điều trị.

Bạn cần vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ nặn mụn
Bạn cần vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ nặn mụn

5. Một số lựa chọn trước khi tự nặn mụn

Trước khi bạn quyết định tự xử lý mụn, hãy cân nhắc các lựa chọn thay thế sau:

  • Gặp bác sĩ Da liễu: Các bác sĩ da liễu có thể loại bỏ mụn bằng những dụng cụ y tế phù hợp trong môi trường vô trùng. Điều này giúp giảm nguy cơ tái nhiễm trùng da của bạn với các vi khuẩn khác
  • Chườm nóng: Giúp làm dịu cơn đau do sưng tấy. Sau khi lỗ chân lông được mở ra bằng cách chườm nóng, mụn của bạn có thể tự mở và bong ra.
  • Sử dụng các sản phẩm có thành phần trị mụn: Axit salisylic, lưu huỳnh và benzoyl peroxide là những hoạt chất góp phần tích cực trong việc trị mụn của các sản phẩm chăm sóc da. Bạn nên bắt đầu với một sản phẩm có nồng độ thấp để da có thể thích ứng dần.

Trên đây, Diễm Quỳnh Cosmetics đã cung cấp đến bạn cách nặn mụn an toàn. Những lưu ý trên sẽ giúp bạn bảo vệ và chăm sóc da một cách tốt nhất sau khi nặn mụn, giúp da phục hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ gây tổn thương da và hình thành sẹo.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với Diễm Quỳnh Cosmetics theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *